Hiểu thế nào về mã vạch 1D và 2D, ứng dụng của chúng trong bán lẻ?
Chúng ta thường được nghe nói rất nhiều về 2 loại mã vạch đó là mã vạch 1D và 2D. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về mã vạch 1D và mã vạch 2D.
Thế nào là mã vạch 1D?
Mã vạch 1D hay còn gọi 1 chiều là những thanh dọc song song với nhau với khoảng cách nhất định. Tùy vào từng loại mã vạch 1D mà có độ đậm nét khác nhau.
Khi dữ liệu mã vạch tăng lên thì bắt buộc mã vạch 1D sẽ tăng theo chiều ngang. Nếu kích quá dài đầu đọc mã vạch 1D sẽ khó có thể quét được. Để đầu đọc mã vạch 1D quét tốt thì mã vạch chỉ nên có 15 ký tự. Thông thường các mã vạch 1D hay gặp là: Code 128, EAN13, Code 39, UPC…
Thế nào là mã vạch 2D?
Mã vạch 2D là mã vạch ma trận hình vuông để mã hóa các dữ liệu. Mã vạch 2D không chỉ mã hóa dãy số mà còn mã hóa các thông tin của doanh nghiệp như website, địa chỉ, công ty… rất nhiều thông tin. Khi dữ liệu tăng lên thì mã vạch cũng tăng theo 2 chiều ngang và dọc. Mã vạch 2D có thể mã hóa được số, chữ hoa, chữ thường, ký tự trắng, ký tự đặc biệt… Mã vạch 1D chỉ mã hóa được dạng số.
Các loại mã vạch 2D phổ biến như mã QRCode, PDF-417, Maxicode, Data Matrix…
Đầu đọc mã vạch 2D là đầu đọc mã vạch tuyến tính công nghệ chụp ảnh và giải mã vạch 2D và tất cả các mã vạch 1D. Đầu đọc mã vạch 2D có thể giải những mã có chất lượng in kém và nhỏ. Điều mà đầu đọc mã vạch khó làm được.
Ứng dụng mã vạch 1D
Như chúng ta đã thấy gần như 99% mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, thời trang, giầy dép đều sử dụng mã vạch 1D truyền thống. Với đặc điểm của đầu đọc mã vạch 1D chỉ quét tốt đối với những mã vạch có độ dài dưới 15 ký tự. Đầu đọc mã vạch 1D hiện nay có nhiều loại công nghệ như Laser, CCD, Imager tuyến tính cho phép đọc mã vạch khoảng cách xa và nhỏ. Vì vậy mà ứng dụng đầu đọc mã vạch 1D được áp dụng nhiều trong kinh doanh bán lẻ như: Cửa hàng tạp hóa, của hàng minimart, siêu thị nhỏ lẻ, thời trang, giầy dép, mỹ phẩm…
Ứng dụng mã vạch 2D
Mã vạch 2D đang là xu hướng của tương lai. Trong kinh doanh hiện đại, đa kênh mã vạch 2D không chỉ mã hàng hóa mà còn mã hóa thông tin xuất xứ sản phẩm. Giúp cho tra cứu thông tin hàng hóa dễ hàng hơn qua màn hình di động.
Mã vạch 2D được sử dụng nhiều trong các trung tâm điện máy, điện tử. Mã hóa thông tin sản phẩm và thông tin bảo hành.
Ngoài ra mã vạch 2D còn được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế. Mã vạch 2D để mã hóa thông tin và hồ sơ của bệnh nhân.
Ứng dụng mã vạch 2D cũng áp dụng cho trường học để quản lý học sinh và giáo viên. Ứng dụng cơ quan nhà nước quản lý hồ sơ. Ứng dụng quản lý doanh nghiệp của cơ quan thuế..
Mã vạch 2D còn sử dụng trong kho bãi xuất nhập khẩu, trong quản lý vận chuyển …
Như vậy mã vạch 2D đang dần dần phổ biến trong tất cả hoạt động đời sống hằng ngày. Xu hướng tương lai là sử dụng đầu đọc mã vạch 2D.
Như vậy ứng dụng mã vạch 1D và 2D đều có trong kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên đầu đọc mã vạch 2D có giá thành tương đối cao? Nên trong kinh doanh bán lẻ với quy mô nhỏ nên cân nhắc sử dụng đầu đọc phù hợp