Hiểu thế nào về máy quét mã vạch? Cách phân loại máy quét mã vạch? skip to Main Content
Menu
0888585338 smartposvn@gmail.com

Hiểu thế nào về máy quét mã vạch? Cách phân loại máy quét mã vạch?

 

 Ngày nay, máy quét mã vạch (Đầu đọc mã vạch) đã không còn xa lạ với người sử dụng. Nhưng không phải ai cũng hiểu và phân loại máy quét mã vạch đúng?

Hiểu thế nào về máy quét mã vạch? Cách phân loại máy quét mã vạch?

Phân loại máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch được hiểu như là phương thức nhập liệu ký tự như bàn phím của máy tính.

Ứng dụng cộng nghệ mã vạch vào rất nhiều mô hình như kinh doanh bán lẻ, bưu điện, ngân hàng, bệnh viên… Càng ngày công nghệ mã vạch càng đi sâu vào các lĩnh vực.

Với mỗi một lĩnh vực mỗi một đặc thù kinh doanh thì cần một loại máy đọc mã vạch nhất định.Vì vậy việc lựa chọn một máy đọc mã vạch phù hợp cho mình cũng là điều mà quý vị cần phải tìm hiểu.

Tuỳ theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà người ta phân loại theo nhiều cách khác nhau như: Theo công nghệ quét, công nghệ cấu tạo, mô hình ứng dụng, theo cấu tạo máy.

1. Phân loại theo công nghệ quét

a. Máy quét mã vạch (Đầu đọc mã vạch) 1D:

Máy đọc mã vạch 1D thường được sử dụng bằng công nghệ tuyến tính quét cắt ngang các sọc mã vạch.  Được sử dụng bằng tia laser, tia CCD hoặc bằng công nghệ chụp ảnh tuyến tính.

Cách thức vận hành: máy quét mã vạch 1D sẽ chiếu ra tia ánh sáng phát thẳng vào bề mặt chứa mã vạch cố định và mã hóa các sọc đen trắng của mã vạch thành các ký tự ASCII.

b. Máy quét mã vạch (Đầu đọc mã vạch) 2D:

Mã vạch 2D là mã vạch được cấu tạo từ các ma trận vuông màu trắng đen trong khối tổng thể. Mã vạch 2D là ma trận điểm ảnh, với sức chứa dữ liệu lớn hơn mã vạch 1D rất nhiều. Máy quét mã vạch 2D được sử dụng bằng công nghệ chụp ảnh ma trận sử dụng bằng camera.

Cách thức vận hành: Máy quét mã vạch 2D sẽ chụp ảnh mã vạch và đưa vào bộ xử lý trong máy để giải mã các ma trận thành các đoạn văn bản thuần túy.

2. Phân loại công nghệ cấu tạo:

a. Máy quét mã vạch tia Laser:

Nhanh – đó là từ đầu tiên có thể liên tưởng khi nhắc đến máy quét mã vạch tia laser. Tốc độ quét cực nhanh từ 100 scan/s đến 3600scan/s tùy thuộc vào đó là máy quét đơn tia hay đa tia. Đem đến sự lựa chọn cực kỳ đa dạng và phong phú cho người tiêu dùng. Độ phổ biển của loại máy quét này cũng phổ biến hơn CCD nhiều.

Máy quét mã vạch tia laser được ưa chuộng nhiều ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương vì tốc độ quét và hiệu suất làm việc nhanh của nó. Tuy nhiên, đây không phải là máy quét nên sử dụng trong môi trường y tế.

Máy quét tia Laser chịu va chạm cho phép là rớt ngã từ độ cao từ 1,5M đến 2M.​

b. Máy quét mã vạch tia CCD:

Công nghệ CCD được sử dụng trong máy quét được biết đến là một công nghệ quét an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Các máy quét dạng này thường bền bỉ, chống va chạm cao. Máy quét mã vạch CCD thường được ưa chuộng ở thị trường Châu Âu, nơi vốn đề cao vấn đề về sức khỏe con người và hệ thống chăm sóc y tế hiện đại.

Với sự tiến bộ về công nghệ, các máy quét tia CCD hiện có tốc độ quét ổn định, nhanh, đạt hiệu suất công việc cao, đọc tốt các mã vạch nằm trên các mặt cong như chai nước..

Khoảng cách đọc tốt nhất của máy quét loại này là từ 3,5 mm đến 40mm tùy độ phân giải của mã vạch được in ra.

c. Công nghệ Imager:

Thừa kế toàn bộ những lợi thế của công nghệ CCD. Cũng là chụp ảnh sau đó giải mã nên tốc độ có thể chậm hơn Lazer chút nhưng có thể đọc được những mã mờ mờ chút, khó đọc, những mã vạch hơi nước. Đặc biệt xử lý tốt những mã vạch có lớp nilong dầy.

Khả năng chịu va đập từ độ cao lên đến 13m

3. Phân loại theo mô hình sử dụng

a. Ứng dụng trong mô hình bán lẻ:

Trong mô hình bán lẻ thì sử dụng đầu đọc mã vạch 1D để quét mã vạch hàng hoá, tốc độ sẽ nhanh hơn rất nhiều so với 2D. Đầu đọc mã vạch 1D sẽ giải mã những dãy số mã vạch hàng hoá. Nhân viên bán lẻ chỉ cần 1 đến 3 giây cho mỗi sản phẩm quét.

Tuỳ vào từng mô hình mà có thể chọn đơn tia hoặc đa tia. Nhưng đối với ngành bán lẻ siêu thị tạp hoá đa dạng mã vạch nên sử dụng đa tia để tốc độ bán hàng diễn ra nhanh chóng. Các loại máy quét phù hợp như: QW 2100, LS 2280, Zebex 3100, HoneyWell YJ 5900, HoneyWell MK 7120,…

b. Ứng dụng kho bãi:

Các dòng máy đọc mã vạch dùng trong kho bãi cần độ bền và tránh bụi cao. Vì kho bãi là nơi tập kết hàng của các nước, nên mã vạch quét chủ yếu là UPC hoặc EAN.

Máy quét thường sử dụng công nghệ chụp ảnh 2D và PDF vì thông tin sản phẩm nhiều và độ sai số rất thấp. Tuy nhiên thời gian quét sẽ dài hơn vì phải định hình mã vạch nằm trong khoảng chụp ảnh.

Vì đặc thù của kho bãi có diện tích rộng, để tăng tính tiện lợi thì sẽ kết hợp thêm công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth. Các máy quét phù hợp: Symbol LS4208, Symbol LS6708, Symbol LS6878, Argox AS8520.

c. Ứng dụng cơ quan nhà nước, y tế:

Trong cơ quan, ngành y tế mã quét chủ yếu là mã QRcode. Một mã QRcode có thể chứa đựng nhiều thông tin như website, tên công ty, lịch sử… Khi đọc mã vạch 2D thì nó cho ra toàn bộ các trường thông tin cần thiết.

Mã QRcode cũng tương tự mã vạch truyền thống bạn thường thấy trên các thùng hàng, các sản phẩm được người bán lẻ theo dõi quản lý kho hàng và giá sản phẩm trong kinh doanh.

Điểm khác nhau giữa mã QR và mã vạch truyền thống là lượng dữ liệu chúng nắm giữ hay chia sẻ.

Các mã vạch truyền thống có các đường vạch thẳng dài một chiều và chỉ có thể lưu giữ 13 số chữ số. Trong khi các mã QR hai chiều có thể lưu giữ thông tin hàng ngàn ký tự chữ số. Mã QR nắm giữ nhiều thông tin hơn và tính chất dễ dùng sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp nhỏ

Việc đọc các mã vạch QR này thường sử dụng đầu đọc mã vạch 2D. Vì giải mã nhiều thông tin nên tốc độ đọc không thể nhanh hơn máy đọc 1D.

d. Dùng trong công nghiệp:

Công nghiệp là môi trường tự động hóa rất cao, nên máy đọc mã vạch phải có độ chính xác cao, quét nhanh và độ phủ quát rộng. Máy quét mã vạch thường được sử dụng công nghệ quét laser đa tia (tối đa 32 tia) hoặc chụp ảnh với độ chụp rộng. Đặc thù sử dụng băng chuyền tự động, nên máy quét thường được sử dụng đứng yên, không cơ động

4. Phân loại theo cấu tạo:

a. Máy đọc mã vạch Dạng cầm tay (Handheld Scanner):

Dạng cầm tay thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, trong nhà sách, dùng để kiểm tra khi in mã vạch. Dạng cầm tay có cả 2 dạng là CCD scanner và Laser scanner và thường là loại tuyến tính. Tuy nhiên cũng vẫn có dạng cầm tay 2D có thể quét được mã vạch 2 chiều.

Đa số các loại Handheld Scanner đều có kèm theo chân đứng và giá đở, do đó dạng cầm tay vẫn có thể để bàn được như thường.

Dạng cầm tay là loại scanner rẻ tiền nhất trong số tất cả các chủng loại barcode scanner. Tốc độ trung bình của loại máy quét này là từ 72 scan/s đến 500 scan/s tùy theo máy. Ví dụ như: Zebex 3100, YJ 3300…

Loại máy quét này chỉ có đơn tia ( 1 tia). Người sử dụng phải đưa mã sản phẩm vào đúng tia quét của máy mới có thể đọc được mã.

b. Máy đọc mã vạch tự động:

Thường xuất hiện dưới dạng đơn tia hoặc đa tia, nhìn chung, người sử dụng không cần phải ấn nút bấm mà chỉ cần di chuyển mã sản phẩm đến vùng quét của máy đọc để đọc mã vạch. Các máy quét dạng này thường có chân đế và có kết hợp hai chế độ tự động và cầm tay.

Đối với một sản phẩm hơi cồng kềnh, không thể để lên quầy thanh toán được, họ thường chuyển sang chế độ cầm tay và di chuyển máy quét đến chỗ sản phẩm để quét.

Tốc độ trung bình của máy quét dạng này từ 72 scan/s đến 3600 scan/s tùy lượng tia quét và sensor giải mã tích hợp bên trong máy.

c. Máy quét MV để bàn hoặc âm bàn:

Loại máy quét này thường được nhìn thấy tại cái siêu thị lớn hoặc nhà sách có lưu lượng thanh toán lớn. Hầu hết là máy quét đa tia có số tia quét từ 20 đến 40 tia nhằm đảm bảo hiệu xuất quét cao nhất.

Máy có tốc độ quét trung bình của chúng là từ 1200 scan/s đến 3600 scan/s – cực nhanh. Với thiết kế từ 20 tia đến 40 tia chia làm nhiều góc quét và khu vực quét, người sử dụng ko cần phải đưa mã vạch sản phẩm chính xác vào góc quét của máy. Máy có thể đọc được mọi hướng đưa đến: Trên dưới-Trái phải, thẳng – nghiêng…đều được giải mã được. Rất tiện lợi , chính xác và nhanh chóng giúp cho dòng người đang chờ thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị,, không cần phải chờ đợi lâu.

d. Máy quét mã vạch không dây (Bluetooth, Wireless):

Thường có chân đế – máy quét mã vạch không dây cho phép khoảng cách đọc xa nhất. Trong môi trường lý tưởng (không vật cản – không khí không nhiễm bẩn, bụi bặm) là 100M. Tuy nhiên, trong môi trường thực tế với vật cản thường thì khoảng cách này chỉ còn 30M-50M. Thường được ứng dụng trong kiểm tra mã vạch tại kho với các hàng hóa cồng kềnh, to, nặng. Hoặc một số ít ứng dụng trong phân phối đá granite, hàng gốm sứ…

Trên đây là các hình thức phân loại các loại đầu đọc mã vạch. Tuỳ theo nhu cầu mà người sử dụng có thể lựa chọn cho mình một chiếc đầu đọc mã vạch phù hợp.

Chúc các bạn kinh doanh thành công

SmartPosvn – Giải pháp bán hàng thông minh!

logo-1
logo-2
logo-3
logo-4
logo-5
logo-6
logo-7
logo-8
logo-9
logo-10
logo-11
logo-13
logo-4
Back To Top